Mekong News http://mekongnet.ru
Lời thẳng & thật, sao phải “nhìn nhau mà nói”?
23.07.2017 07:18 | In ra
Tham dự và phát biểu tại hội nghị tổng kết 6 năm thi hành luật thanh tra do Thanh tra Bộ Xây dựng tổ chức ngày 21/7, Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Đức Hạnh đã chia sẻ nhiều “chuyện hậu trường” trong đó có cuộc thanh tra tại Formosa trước khi xảy ra sự cố môi trường biển.

Theo đó, sự cố môi trường biển xảy ra năm 2016, khi đó, các cơ quan mới lật lại xem cơ quan nào từng thanh, kiểm tra ở đây chưa và “soi” lại kết luận thanh tra năm 2014 của Thanh tra Chính phủ.

“Khi đấu tranh để ra được kết luận thanh tra lúc ấy, chúng tôi thậm chí phải mất cả tình, cả quan hệ với địa phương nhưng sau cùng, cách xử lý với kiến nghị thanh tra lại như vậy. Sau này, tôi đã từng nói, nếu năm 2014 chúng ta xử lý nghiêm những vấn đề tồn tại đã phát hiện được thì hậu quả như năm 2016 chắc chắn không xảy ra”, ông Hạnh bộc bạch.

Và sau tất cả những vấn đề trên, câu nói sau cùng của vị lãnh đạo ngành thanh tra để lại cho tôi nhiều suy ngẫm: “Hôm nay tôi nói rất cởi mở về những việc này vì 1/8 tới là tôi nghỉ hưu rồi”.

Có lẽ, không ít độc giả cũng băn khoăn giống tôi, rằng chẳng lẽ sắp nghỉ hưu rồi nên bây giờ ngài Phó Tổng thanh tra mới “cởi mở” như vậy? Và có lẽ, cũng rất, rất nhiều quan chức khác cũng chung một tâm trạng như ông Hạnh trong ngành thanh tra.

Điều này, rất hay gặp trong cuộc sống. Hàng ngày đọc báo, nghe những chia sẻ, những đóng góp “thẳng tưng”, những phát biểu hùng hồn của các vị diễn giả, nếu tinh ý ta sẽ thấy rằng, hầu hết đó là ý kiến của những cán bộ đã về hưu, hoặc đã chuyển công tác, đã trở thành “chuyên gia” thay vì là một cán bộ trong ngành.

Tiếng nói của họ lúc đó không còn chịu vướng bận bởi đoàn thể, tổ chức. Họ nhẹ nhàng trút bỏ được nhiều gánh nặng, nên họ dám đề cập được những điều mà trước đây có thể họ luôn (phải) lảng tránh. Cũng đúng thôi, bởi theo quy chế phát ngôn hiện nay thì không phải cán bộ nào cũng có chức năng và nhiệm vụ để được nói về những vấn đề thuộc cơ quan mình, ngành mình quản lý. Và ngay cả khi được quyền đi chăng nữa, thì quan điểm đó cũng phải mang tính đại diện và phải được cấp trên thông qua. Cái khó của câu chuyện “nói năng” là vậy!

Song, cũng còn một góc độ khác. Người Việt mình vốn tính “dĩ hòa vi quý”, nên thường “9 bỏ làm 10”, ít ý kiến lắm. Ngay cả trong những cuộc họp nội bộ được phép góp ý mang tính xây dựng, nhưng cũng rất nhiều người chọn cách im lặng, bởi đã nói là dễ “sai”, dễ “động chạm” phải những vấn đề “nhạy cảm” và đương nhiên, dễ làm phật lòng không người này thì người khác. Thế nên thôi, tốt nhất không nói!

Còn nhớ, trên tờ Công an Nhân dân phát hành dịp đầu năm nay, ông Lê Mạnh Hà - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chia sẻ rằng: Khi ông nói thẳng thì sẽ nhận được những câu nhận xét kiểu như: “Tại ông Hà là con của ông Lê Đức Anh nên mới dám phát ngôn như thế”. Ông cho biết, lúc đó rất giận và đáp lại: “Tôi là tôi, là Lê Mạnh Hà, tôi nói và làm với tư cách của riêng mình. Tôi không sợ không phải vì là con ông nào”.

Trong buổi phỏng vấn đó, ông Hà cho biết: “Nhiều người luôn nghĩ rằng, tôi không sợ ai, vì tôi cậy mình là con ông Lê Đức Anh. Chứ nếu không có ông Lê Đức Anh ở sau lưng, họ nghĩ tôi đã không dám thế. Nhưng tôi nghĩ, mình làm sai thì mình mới phải sợ. Chứ mình đúng thì mình cứ ngẩng cao đầu thôi, sao phải sợ hãi ai? Tôi tin tự t
URL của bản tin này: http://mekongnet.ru/index.php?mod=News&sid=96533
© Mekong News contact: info@mekongnet.ru