Mekong News http://mekongnet.ru
Người bác sĩ quyết tâm đưa bệnh nhân tiểu đường leo nóc nhà Đông Dương
27.02.2016 06:16 | In ra

Thạc sĩ Cường kể nhiều lần đi Sapa, bạn bè rủ ông leo đỉnh Fansipan nhưng ông đều từ chối, không phải ông từ chối vì sợ độ cao, ngại gian khó mà ông muốn dành cơ hội đó để đi cùng bệnh nhân của mình.

Hãy biết sống chung với bệnh

Có lẽ đến giờ, việc leo đỉnh Fansipan không còn quá vất vả như trước khi đã có cáp treo, bác sĩ Cường – nguyên bác sĩ BV Bạch Mai, Hà Nội vẫn không thể nào quên kỷ niệm ngày ông đưa hai bệnh nhân tiểu đường nặng của mình lên đỉnh núi cao nhất Đông Dương.

Đã gần 5 năm trôi qua nhưng kỷ niệm đó như vừa xảy ra mới đây, cảm giác vẫn còn tràn ngập hạnh phúc và cũng có lúc thấy tim muốn nhảy ra khỏi lồng ngực vì quyết định táo bạo ấy.

Ý tưởng đó bắt đầu từ khi ông đọc được cuốn tự truyện của một bệnh nhân tiểu đường tuyp 1 về việc anh ta sống chung với bệnh như thế nào. Nghị lực của tác giả, bệnh nhân tiểu đường đó đã khiến bác sĩ Cường nghĩ đến việc truyền lửa cho những bệnh nhân tiểu đường. 

Thạc sĩ Cường kể nhiều lần đi Sapa, bạn bè rủ ông leo đỉnh Fansipan nhưng ông đều từ chối, không phải ông từ chối vì sợ độ cao, ngại gian khó mà ông muốn dành cơ hội đó để đi cùng bệnh nhân của mình.

Ông Cường đã lên kế hoạchcùng với bệnh nhân của mình. 20 năm gắn bó với chuyên ngành nội tiết, đái tháo đường, bác sĩ Cường kể, khi đưa ra quyết định đó, nhiều bạn bè của ông cười nụ và cho rằng kế hoạch đó khó thực hiện. Người khoẻ mạnh leo Fan đã mệt nhoài, bệnh nhân tiểu đường leo càng quá khó. 

Bác sĩ Cường đã chia sẻ ý tưởng của mình với hai bệnh nhân của ông, đó là bác Bảo (63 tuổi) và anh Chiến 48 tuổi, cả hai đều sinh sống ở Hà Nội. Khi anh đề cập đến, bác Bảo và anh Chiến đã đồng ý ngay. Nhưng gia đình của hai bệnh nhân này lại ngại không muốn người thân của họ đi bởi bác Bảo vừa bị cao huyết áp, tiểu đường đã 7 năm. Nếu leo núi mất mấyngày mấy đêm, lại đi một mình, ai chẳng lo lắng? Gia đình anh Chiến cũng thế. 

Nhưng cả hai bệnh nhân đềuquyết tâm có chuyến leo núi “để đời” của mình. Chuyến leo núi ấy, Thạc sĩ Cường kể, các thành viên của đoàn phải đi từ Hà Nội lên Lào Cai bằng tàu hoả rồi lên đến Lào Cai là lên thẳng núi Fansipan luôn nên không ai có thời gian nghỉ ngơi. 

Nghĩ về cái chết và phút chiến thắng xúc động 

Khác với chuyến đi của người bình thường, bác sĩ Cường cùng hai bệnh nhân của mình hầu như ngày nào cũng đo đường huyết vài lần. Thậm chí, có lúc anh Chiến cảm thấy không bước nổi sau 1 đêm mất ngủ trên tàu. Nhưng vì hành trình chinh phục đỉnh cao nên anh cố chịu, mệt anh ngồi nghỉ rồi lại cố bước đi theo đoàn.

Bác sĩ Cường và bệnh nhân của mình đã chinh phục được đỉnh Fansipan cách đây 5 năm

Hai đêm nằm nghỉ tại lung chừng núi vì trời rét, nhiệt độ hạ thấp và đi lại nhiều nên trong đoàn cũng có thành viên bị trẹo khớp. 

Những lúc nghỉ, bác sĩ Cường lại lấy máy đo đường huyết ra để đo cho các bệnh nhân của mình. Có người thì đường huyết bình thường nhưng cũng có người đường huyết lên cao. 

Chuyến đi càng trở nên khó khăn hơn khi trời rét, đường leo lên núi gấp khúc, có đoạn chỉ là rừng tre vầu hai bên. Bệnh nhân có người còn bị xước tay vì không đeo găng tay. Đá, cành cây cọ vào người, gian khổ vô cùng nhưng khi leo đến nơi, đứng trên nóc nhà Fansipan thì bác sĩ Cường đã bật khóc. 

Ông kể: “Tôi khóc xúc động vì leo Fan khổ quá. Khổ từ lúc lên kế hoạch, tìm người cộng tác đi cùng và trên đường đi thì vô cùng khổ. Có lúc tưởng chừng bỏ lỡ. Khi lên đến đỉnh núi rồi, ngồi trên nóc nhà Đông Dương, lưng chừng trên mây mọi người đều có cảm giác chiến thắng”.

Với bệnh nhân tiểu đường, điều đó đặc biệt hơn. Anh Chiến tâm sự: "Có lúc tưởng mình chết trên đường đi vì mệt quá không đi nổi. Lúc ấy tôi đã nghĩ nếu mình chết ở đây thì làm thế nào để đưa xác xuống được. Nhưng vì sợ mọi người lo lắng nên tôi chẳng nói với ai. Chỉ đến khi về Hà Nội tôi mới nói thật về những điều anh đã nghĩ trên đường đi".

Bác sĩ Cường kể, để chuẩn bị cho chuyến leo núi đặc biệt đó, ông đã tập luyện cả tháng trời bằng cách leo bộ ở toà nhà 21 tầng. Ban đầu chỉ leo 10 tầng rồi tăng dần, tăng dần. Cứ như thế leo thật nhiều lần trong suốt tháng trời. Đến khi đi thật, ông vẫn còn cảm thấy mệt rã rời. Nếu không có sự chuẩn bị, tập luyện từ trước chắc ông không thể leo nổi. 

Chuyến leo núi đó đã trở thành kỷ niệm của bác sĩ cùng bệnh nhân. Họ hiểu nhau hơn, trong những hành trình đó, bác sĩ Cường luôn tư vấn cho họ về cách sống chung với bệnh, cách bảo vệ sức khoẻ, đường huyết quan trọng như thế nào. 

Theo Infonet

URL của bản tin này: http://mekongnet.ru/index.php?mod=News&sid=88395
© Mekong News contact: info@mekongnet.ru