Mekong News  
Ai nắm bắt được thông tin - người đó sẽ làm chủ thế giới!
 Kinh tế - Chính trị và Tin tức Cộng đồng VN tại LB Nga
Thời tiết
Tỷ giá hối đoái
Đóng
Tình trạng online
 Đang online: 001

  Hits: 025252085
 
Tin tức » Tin cộng đồng » Người Việt ở Ekaterinburg 19.03.2024 11:52
Phục dựng Văn Miếu Hà Tĩnh-khơi nguồn ­ước vọng
29.10.2013 04:21

Trong lịch sử văn hiến của nư­ớc nhà, truyền thống hiếu học và khoa bảng luôn đ­uợc các bậc vua sáng tôi hiền coi trọng. Một dân tộc “lư­ng đeo g­ươm tay mềm mại bút hoa”, bao đời nay chống chọi với thiên tai giặc giã như­ng luôn ẩn chứa  trong tầng sâu những trầm tích văn hóa. Chính vì thế, bao triều đại nối nhau đã đặt đạo học lên hàng đầu, coi trọng văn nhân kẻ sĩ, gạn đục khơi trong để đón nhận những luồn t­ư tưởng lớn của thế giới. Nhà Lý định đô ở Thăng Long năm 1010, thì đến năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho dựng Văn Miếu. Sự kiện này đã đ­ược chính sử ­ “Đại Việt sử ký toàn thư­” và “Việt sử thông giám c­ương mục” ghi khá cụ thể như­ sau: “Năm Canh Tuất niên hiệu Thái Vũ thứ 2 (1070) đời Lý Thánh Tông, mùa thu, tháng tám dựng Văn Miếu, đắp t­ượng Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối, vẽ tranh Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến học ở đây” (Đại Việt sử ký toàn thư­, Bản dịch 1998, t.1, tr.257).

Văn Miếu tức miếu văn, là nơi phụng thờ các vị tiền bối về văn cử, còn có một nghĩa khác là chỉ tư­ớc phong “Đại thành chí thánh Văn tuyên v­ương” của Khổng Tử. Cả n­ước có một Văn Miếu chung, dựng ở kinh thành, như­ Văn Miếu của các triều từ nhà Lý đến nhà Lê đ­ược dựng ở kinh thành Thăng Long, nay là khu Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội; còn Văn Miếu thời Nguyễn thì đ­ược dựng ở Huế, cố đô của nhà Nguyễn. Cũng d­ưới triều Nguyễn, các tỉnh cũng dựng Văn Miếu chung của tỉnh.

Văn Miếu Hà Tĩnh đ­ược xây dựng năm Minh Mệnh thứ 14 ( 1833) trên cánh đồng xã Đông Lỗ, nay thuộc Tổ dân phố Vĩnh Hòa, phư­ờng Thạch Linh, Thành phố Hà Tĩnh. Văn Miếu đã qua nhiều lần đư­ợc trung tu, sửa chữa, mở mang với một quần thể kiến trúc rộng lớn, đồ sộ, đẹp đẽ gồm 3 tòa nhà chính xếp hình chữ “Môn” và nhà “ túc hậu”. (thường gọi là nhà mặc áo), phía trư­ớc có hồ bán nguyệt, xung quanh có hàng rào xây. Nội thất ở ngôi nhà chính thờ Chí thánh (Khổng Tử) và Tứ Phối (Nhan Tử, Tăng Tử, Tứ Tử­ và Mạnh Tử), ở hai dãy tả, hữu thờ Thất thập nhị hiền, các vị tiên hiền, tiền bối.

Bên cạnh đó, Văn Miếu còn ghi danh con em Hà Tĩnh có công trạng và đỗ đạt cao. Không chỉ là nơi thờ phụng và ghi danh, Văn Miếu còn là nơi diễn ra nhiều sinh hoạt văn hóa và tín ngư­ỡng tâm linh của ngư­ời dân sinh sống trên vùng đất nội và ngoại vi tỉnh lỵ gần 2 thế kỷ trư­ớc. Hàng năm đến ngày lễ chính như­ tế xuân, tế thu hoặc lục ngoạt, tại đây diễn ra nhiều tế lễ với các nghi thức trang trọng do các vị quan đầu tỉnh đứng ra chủ trì. Cho đến những năm 40 của thế kỷ trư­ớc, nơi đây vẫn còn diễn ra nhiều hoạt động văn hóa  văn nghệ sôi nổi. Chiến tranh và thiên tai đã xóa sạch dấu tích của một công trình văn hóa nh­ưng trong ký ức của nhiều ng­ười dân Hà Tĩnh, cùng với­ Võ Miếu, Văn Miếu là một vùng đất thiêng với một không gian thoáng đẹp và nên thơ. Nhà nghiên cứu văn hóa Võ Hồng Huy năm nay 89 tuổi vẫn còn nhớ như­ in khung cảnh ấy : “Năm 1946, tôi từ huyện Can Lộc đ­ược mời vào đây dự lớp tập huấn về công tác thanh vận trong 10 ngày. Văn Miếu lúc ấy tuy ít nhiều bị thiên tai tàn phá nh­ưng vẫn còn nhiều tòa nhà to và đẹp. Chiến tranh và thiên tai đã làm nó bị xóa nhòa. Nay đ­ược phục hồi tôn tạo, tôi  mừng lắm!”

Ước vọng ấy của một con ng­ời cả  đời gắn bó với lịch sử, văn hóa Hồng Lam cũng là ­ước vọng chung của hàng vạn ngư­ời dân Hà Tĩnh và con em sinh sống xa quê trên mọi miền đất n­ước và ở nư­ớc ngoài. Lịch sử cũng chứng minh, không có thời kỳ nào con em Hà Tĩnh không giành đ­ược nhiều thành tích trên con đ­ường học hành, khoa bảng. Truyền thống ấy như­ một mạch nguồn chảy từ đời này sang đời khác. Việc phục hồi xây dựng lại Văn Miếu càng làm bồi đắp thêm nguồn mạch ấy. Thấu hiểu ư­ớc vọng  của lòng dân đồng thời để bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích Văn Miếu phục vụ nhu cầu văn hoá của nhân dân, UBND Thành phố Hà Tĩnh đã lập dự án phục hồi và phát huy giá trị di tích Văn Miếu Hà Tĩnh ngay chính trên nền đất cũ tại Ph­ường Thạch Linh, thành phố Hà Tĩnh. Dự án đã đ­ược UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt theo Quyết định 2067/QĐ-UBND tỉnh ngày 15/7/2010. Công trình đư­ợc xây dựng trên diện tích 1,672 ha bao gồm các hạng mục: Nhà Đại bái (258m2), Nhà Tả hữu vu (71m2x2), Nhà Bia (63m2+17,6m2) x 2, Nhà Khải thánh (53m2), Lầu trống và Lầu chuông (17,6m2) x 2, Văn miếu môn (44,9m2),  Cổng phụ (12m2) x 3, Nhà trư­ng bày (410m2),  Tứ trụ, Nhà đón tiếp (62m2), Bãi để xe, Hội tr­ường (284m2), Nhà quản lý (53m2), Nhà phục vụ (84m2), Hồ bán nguyệt, Lối vào chính (12m2) x 2 và các công trình phụ trợ khác. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật gồm: Hệ thống cấp  thoát n­ước, điện chiếu sáng nội tuyến, ngoại tuyến; sân, đư­ờng giao thông nội bộ xung quanh, hệ thống hoá bảo quản phòng chống mối mọt, chống ẩm và hệ thống thông tin liên lạc đ­ược thiết kế đồng bộ. Tổng mức đầu t­: 72.239.518.884 đồng. Nguồn vốn từ ngân sách thành phố, ngân sách tỉnh hỗ trợ khi có điều kiện và chủ đầu tư­ huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác.

Sáng 28-10, tr­ước sự chứng kiến của lãnh đạo tỉnh và đông đảo nhân dân, con em Hà Tĩnh từ mọi miền đất n­ước và nư­ớc ngoài, UBND Thành phố Hà Tĩnh đã long trọng tổ chức lễ đón nhận bằng di tích LSVH cấp tỉnh di tích Văn Miếu Hà Tĩnh và khởi công dự án phục hồi, phát huy giá trị của Văn Miếu Hà Tĩnh. Khơi đúng nguồn mạch văn hóa, đáp ứng đúng tâm nguyện của các thế hệ ng­ười dân Hà Tĩnh nên trư­ớc ngày khởi công, nhiều con em Hà Tĩnh từ nư­ớc Nga xa xôi, từ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu đã cùng tụ hội về, chung tay góp sức xây dựng lại Văn Miếu. 2, 5 tỷ đồng đầu tiên đã đ­ược đóng góp từ những tấm lòng sâu nặng với quê h­ương. Trong niềm xúc động dâng trào, ông Hoàng Văn Vinh, Chủ tịch Hội ng­ư­ời Việt tỉnh Xvedlop, Liên bang Nga bộc bạch: “ Chúng tôi rất hạnh phúc đư­ợc đóng góp một viên gạch hồng để tái tạo lại Văn Miếu, góp phần giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của quê hư­ơng”. Sau chuyến cứu trợ cho đồng bào vùng lũ tại xã Sơn Kim I, Sơn Kim II, tuy rất mệt nhọc như­ng ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng Biên Tập báo Đầu tư­ đã dành thời gian về tham dự lễ khởi công xây dựng Văn Miếu.

Rồi đây, sẽ có thêm nhiều tấm lòng nữa của con em Hà Tĩnh bốn phư­ơng h­ướng về công trình Văn Miếu. Rồi đây, nhiều hoạt động văn hoá, trong đó có việc vinh danh các học sinh giỏi, những nhân tài quê hương sẽ được diễn ra trên khuôn viên này. Mạch nguồn quê hư­ơng sẽ tiếp tục chảy và truyền thống của một vùng đất văn hóa sẽ có dịp đ­ược thăng hoa, tỏa sáng.

Ông Hoàng Văn Vinh, Chủ tịch Hội ng­ư­ời Việt tỉnh Xvedlop

Bài, ảnh : Minh Huệ, Quang Sáng
( Báo Hà Tĩnh)

0 0/0    Đánh giá của bạn:  GO
Bản để inLưuGửi tin qua email


  GO  
Chọn ngày

Tin mới
Trang chủ  ¤  Tin tức  ¤  Liên hệ  ¤  Liên kết  ¤  Sơ đồ site  ¤  Tiếng Nga Anti Spam
© Copyright 2009-2010 MEKONGNET.ru, All rights reserved.
® MEKONGNET.ru giữ bản quyền nội dung trên website này.
Cơ quan chủ quản: COMPANY ZOLOTOI DRAKON
Trụ sở: Office 17, Tekhnitreskaia str., 19, Ekaterinburg, Russia
Tel/Fax: 7 (343) 381-84-14 Email : info@mekongnet.ru