Mekong News  
Ai nắm bắt được thông tin - người đó sẽ làm chủ thế giới!
 Kinh tế - Chính trị và Tin tức Cộng đồng VN tại LB Nga
Thời tiết
Tỷ giá hối đoái
Đóng
Tình trạng online
 Đang online: 003

  Hits: 025335686
 
Tin tức » Thông tin đa chiều 26.04.2024 07:08
Chuyên gia: Mỹ hào phóng mở rộng cửa NATO, nhưng thực chất Ukraine và Gruzia là gánh nặng?
26.10.2021 17:39

Theo một chuyên gia Mỹ, việc thắp lên hy vọng cho Ukraine và Gruzia rằng NATO sẽ bảo vệ hai nước này sẽ tạo ra một vấn đề rủi ro đạo đức.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin trong chuyến thăm Châu Âu tuần này đã tuyên bố rằng "NATO mở rộng cửa" cho Ukraine và Gruzia và "không có quốc gia thứ ba nào có quyền phủ quyết đối với các quyết định thành viên của NATO."

Vì cả hai quốc gia này đều đang chịu sức ép lớn từ các hoạt động tăng cường quân sự của Nga nên việc cảm thông cho 2 nước là điều đương nhiên. Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Sascha Glaeser, việc kết nạp hai nước vào NATO là một ý tưởng cực kỳ nguy hiểm, phản tác dụng và không phục vụ lợi ích quốc gia của Mỹ.

 

Binh lính Nga tại điểm kiểm soát gần biên giới Nam Ossetia, cách thủ đô Tbilisi của Gruzia, khoảng 100 km. Nguồn Reuters

Theo ông Glaeser, thay vì tăng cường an ninh cho người dân trong nước, như điều được mong đợi trong chính sách quốc phòng của Washington, việc mở rộng NATO làm gia tăng khả năng đẩy nước Mỹ rơi vào một cuộc chiến mới với Nga.

Thúc đẩy quá trình trao quy chế thành viên NATO cho Ukraine hoặc Gruzia có nguy cơ châm ngòi cho một cuộc xung đột nghiêm trọng giữa NATO-Nga.

Nếu một cuộc tấn công xảy ra sau khi Ukraine hoặc Gruzia chính thức gia nhập liên minh, nước Mỹ buộc phải can thiệp quân sự căn cứ theo điều 5 của NATO. Một kịch bản như vậy có thể nhanh chóng leo thang đến cấp độ hạt nhân. Do vậy, quyết định mở rộng NATO cần phải cân nhắc kĩ lưỡng tới hệ quả nghiêm trọng của quyết định này.

Thật không may, bình luận của bộ trưởng Austin chỉ là minh chứng mới nhất cho việc các nhà hoạch định chính sách của Washington không chấp nhận thực tế địa chính trị tại Đông Âu.

Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Bucharest năm 2008 là một bước ngoặt quan trọng đối với an ninh Châu Âu khi hội nghị phát đi thông báo chính thức rằng Ukraine và Gruzia cuối cùng sẽ trở thành thành viên của liên minh.

THÔNG ĐIỆP RÕ RÀNG CỦA NGA

Đáp lại, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov đã tuyên bố với các phóng viên rằng "Chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn việc Ukraine và Gruzia gia nhập NATO và tránh làm xấu đi mối quan hệ của chúng tôi với cả liên minh và các nước láng giềng".

Một vị tướng Nga nói: "Moscow sẽ có hành động rõ ràng nhằm đảm bảo lợi ích của nước mình dọc theo biên giới. Đây sẽ không chỉ là các bước đi quân sự mà còn mang tính chất khác."

Nói cách khác, Nga đã phát thông điệp rõ ràng rằng việc một trong hai nước trên gia nhập NATO sẽ vượt qua ranh giới đỏ và nước này sẵn sàng sử dụng mọi sức mạnh, bao gồm cả can thiệp quân sự, để điều chỉnh lại ranh giới này.

Nga đã thực hiện đúng như những gì nước này tuyên bố. Năm 2008, nước này tiến hành cuộc chiến kéo dài 5 ngày với Gruzia và thiết lập quyền kiểm soát trên thực tế đối với các khu vực ly khai Abkhazia và Nam Ossetia. Năm 2014, Nga sáp nhập bán đảo Crimea và hỗ trợ quân sự cho phe ly khai thân Nga ở miền đông Ukraine.

Moscow đã thành công trong việc lập nên các vùng đệm giữa cả hai quốc gia chung biên giới với Nga và các chính phủ được phương Tây hậu thuẫn. Moscow cũng đã khôn khéo giữ cho 2 cuộc xung đột trong tình trạng đóng băng và tận dụng mối đe dọa từ việc leo thang như một rào chắn tiềm năng để ngăn cản việc gia nhập NATO.

RỦI RO ĐẠO ĐỨC

Người Mỹ chỉ cần nhìn vào lịch sử của chính họ để hiểu tại sao Nga lại hành động theo cách này. Mỹ sinh ra Học thuyết Monroe vào đầu những năm 1800, tuyên bố rằng bất kỳ sự can thiệp nào của các cường quốc Châu Âu ở Tây bán cầu sẽ bị coi là hành động thù địch với nước này.

Vào cuối thế kỷ 19, Hoa Kỳ đã đánh bật thành công tất cả các cường quốc khác và tự khẳng định mình là bá chủ khu vực của Tân Thế giới. Khi Liên Xô thách thức vị trí của Mỹ vào năm 1962 bằng cách triển khai các khí tài quân sự cách bờ biển bang Florida khoảng 145 km, thế giới đã đứng trên bờ vực của một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Nếu Washington không dung thứ cho hành vi như vậy, tại sao chính quyền Tổng thống Biden lại tin rằng việc mở rộng NATO, đồng nghĩa sự hiện diện của quân đội Mỹ ở ngay biên giới của Nga, sẽ bị Moscow coi nhẹ?

Thắp lên hy vọng cho Kiev và Tbilisi rằng NATO sẽ bảo vệ hai nước này cũng tạo ra một vấn đề rủi ro đạo đức. Thay vì triển khai những biện pháp chính trị cần thiết để chấm dứt các cuộc xung đột tại đây, lãnh đạo Ukraine và Gruzia đang được khuyến khích chuyển gánh nặng an ninh của nước mình lên đôi vai của nước Mỹ bằng cách thể hiện lập trường cứng rắn chống lại Moscow.

Điều này làm leo thang căng thẳng Mỹ-Nga và không hề có lợi cho người dân Ukraine và Gruzia, những đối tượng khả năng cao sẽ phải gánh chịu gánh hậu quả nặng nề của bất kỳ xung đột mới nào.

Thực tế là Moscow coi việc ngăn cản Ukraine và Gruzia gia nhập NATO là lợi ích chiến lược cốt lõi. Như vậy, Nga sẽ phải cố gắng rất nhiều để đạt được mục tiêu này. Chính quyền Tổng thống Biden đã đi đến kết luận rằng không đáng để mạo hiểm xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba chỉ vì hai quốc gia có ít ý nghĩa địa chính trị như vậy, tác giả bài viết kết luận./.

Theo: Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
0 0/0    Đánh giá của bạn:  GO
Bản để inLưuGửi tin qua email


  GO  
Chọn ngày

Tin mới
Trang chủ  ¤  Tin tức  ¤  Liên hệ  ¤  Liên kết  ¤  Sơ đồ site  ¤  Tiếng Nga Anti Spam
© Copyright 2009-2010 MEKONGNET.ru, All rights reserved.
® MEKONGNET.ru giữ bản quyền nội dung trên website này.
Cơ quan chủ quản: COMPANY ZOLOTOI DRAKON
Trụ sở: Office 17, Tekhnitreskaia str., 19, Ekaterinburg, Russia
Tel/Fax: 7 (343) 381-84-14 Email : info@mekongnet.ru