Mekong News  
Ai nắm bắt được thông tin - người đó sẽ làm chủ thế giới!
 Kinh tế - Chính trị và Tin tức Cộng đồng VN tại LB Nga
Thời tiết
Tỷ giá hối đoái
Đóng
Tình trạng online
 Đang online: 011

  Hits: 025270023
 
Tin tức » Thông tin đa chiều 29.03.2024 11:33
Trung Quốc "thâu tóm" tài nguyên Thái Bình Dương: Món lợi 3,3 nghìn tỷ USD
02.06.2021 19:03

Trung Quốc nhờ đẩy mạnh quan hệ kết nối với chính phủ các nước, đã tăng cường khai thác tài nguyên và trở thành đối trọng trước ảnh hưởng của Mỹ và Úc ở khu vực.

Dữ liệu thương mại tiết lộ Trung Quốc là điểm đến của hơn một nửa số lượng thủy sản, tài nguyên và gỗ từ các quốc gia trong khu vực Thái Bình Dương, tương đương 3,3 tỷ USD.

Cụ thể, trong năm 2019, Trung Quốc đã nhập khẩu 4,8 triệu tấn gỗ, 4,8 triệu tấn sản phẩm khoáng sản, và 72,000 tấn thuỷ sản từ khu vực Thái Bình Dương. Lớn hơn nhiều so với quốc gia đứng thứ hai trong danh sách là Nhật bản, với 370.000 tấn gỗ và 24.000 tấn thuỷ sản. Úc đứng thứ ba với 600.000 tấn khoáng sản; 5.000 tấn gỗ và 200 tấn hải sản.

 

Cảnh sát biển Hàn Quốc điều tra một tàu đánh cá Trung Quốc xâm phạm vùng biển Hàn Quốc ở Hoàng Hải vào ngày 4/1/2020. (Ảnh: Yonhap)

Vì sao Trung Quốc "chuộng" nhập gỗ từ Thái Bình Dương?

Theo một số ước tính, khai thác gỗ trái phép chiếm tới 70% lượng gỗ xuất khẩu từ Solomon. Là nền kinh tế lớn và gần kề, Trung Quốc rõ ràng là bạn hàng ưa thích của khu vực Thái Bình Dương.

Nhưng các chuyên gia cho rằng việc nước này nhập khẩu lượng lớn tài nguyên từ đây có một phần đến từ việc thiếu các cơ sở pháp lý nhằm ngăn chặn hoạt động nhập khẩu gỗ trái phép, cũng như sự thiếu quan tâm tới các tác động về môi trường và xã hội.

"Việc Trung Quốc không ngừng nhập khẩu số lượng lớn tài nguyên khoáng sản từ khu vực này đang tạo ra thách thức lớn cho quá trình phát triển bền vững tại đây", Giáo sư Bill Laurance từ trường Đại học James Cook, Bắc Queensland, nói.

Papua New Guinea, quần đảo Solomon, Vanuatu, Tonga và Palau xuất khẩu tới 90% sản lượng gỗ của các nước này tới Trung Quốc. Đáng ngạc nhiên là quy mô của nền kinh tế Trung Quốc thực chất không thể diễn giải được tại sao lại có con số cao như vậy, bởi Bắc Kinh chỉ nhập chưa tới 10% lượng gỗ xuất khẩu của Malaysia, quốc gia sản xuất gỗ lớn ở châu Á. Ngoài ra, các công ty Malaysia cũng có sự hiện diện sâu rộng trong ngành khai thác gỗ ở Papua New Guinea và quần đảo Solomon.

"Cả Papua New Guinea và quần đảo Solomon đều phải đối mặt với tình trạng tham nhũng đã khiến việc khó có thể ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái phép cũng như các chính trị gia hưởng lợi từ hoạt động này", Lela Stanley, chuyên gia tại tổ chức phi chính phủ Global Witness nói.

"Họ được biết đến là những nhà sản xuất gỗ có rủi ro cao, và các quốc gia có quy định thắt chặt về kiểm soát khai thác gỗ trái phép sẽ tránh nhập khẩu các sản phẩm từ khu vực này. Điều này hoàn toàn trái ngược với Trung Quốc".

"Hầu hết các sản phẩm gỗ đều được sản xuất trái phép, và thông qua việc vi phạm quyền sở hữu đất đai. Hầu hết cộng đồng người dân nông thôn tại Papua New Guinea có cuộc sống phụ thuộc vào đất đai và các khu rừng lân cận. Nhưng khi những nơi này biến mất hoặc bị lấy đi, tác động sẽ rất nghiêm trọng".

Ngoài ra, Shane Macleod, chuyên gia tại Viện Lowy, cho rằng việc Trung Quốc đẩy mạnh nhập khẩu tài nguyên đến từ khoảng cách địa lý gần gũi giữa hai bên, cũng như nhu cầu lớn của nước này nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

"Bên cạnh nhu cầu lớn về khoáng sản, khoảng cách địa lý là 1 điểm cộng. Thí dụ như một mỏ niken tại Papua New Guinea, tài nguyên tại đây được chuyển thẳng trực tiếp về Trung Quốc mà không cần đi qua một bên thứ ba nào," Macleod nói.

Từ Solomon, hơn 90% tài nguyên khai tác tại đây được chuyển tới Trung Quốc. Nước này cũng là thị trường nhập khẩu của hơn 90% tấn gỗ xuất khẩu từ Papua New Guinea và Solomon.

Bên cạnh việc trực tiếp nhập khẩu tài nguyên, số liệu từ Viện American Enterprise cho biết các công ty Trung Quốc đã đầu tư hơn 2 tỷ USD vào các mỏ khoáng sản ở Thái Bình Dương trong hơn 2 thập kỉ qua, bao gồm các dự án đầu tư gây tranh cãi ở những hầm mỏ ở Papua New Guinea.

Ngoài ra, chính quyền Trung Quốc cũng chuyển hàng tỷ USD theo dạng hỗ trợ chính thức cho khu vực, bao gồm những khu vực công nghiệp và khai thác biển.

Tàu các Trung Quốc hoạt động vượt trội ở Thái Bình Dương

Đánh bắt cá là nguồn thu nhập chính yếu của nhiều quốc gia nhỏ thuộc khu vực Thái Bình Dương.

Một khảo sát về các tàu cá hoạt động ở Thái Bình Dương trong năm 2016 ghi nhận số lượng tàu cá Trung Quốc tại đây vượt hơn bất cứ quốc gia nào. Trung Quốc khi đó có 290 tàu cá công nghiệp có giấy phép hoạt động ở khu vực, khoảng 1/4 tổng số tàu cá nước ngoài và cao hơn con số 240 tàu cá từ các quốc gia Thái Bình Dương khác cộng lại.

Ngoài khơi Papua New Guinea, chỉ số ít các tàu địa phương tham gia đánh bắt cá ngoài khơi xa. Theo đó, họ chỉ tập trung ở các khu vực gần bờ. Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến nguy cơ các loài hải sản sinh sống ở khu vực này, ví dụ như hải sâm, đang bị khai thác quá đà và đứng trước nguy cơ bị tận diệt.

Thị trường chính cho hải sâm từ đây là miền nam Trung Quốc, nhưng hiện trước tình trạng nguồn cung ngày càng khan hiếm, chính phủ Papua New Guinea đã phải ra lệnh cấm đánh bắt hải sâm trong vài năm tới.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Óanh cho rằng Trung Quốc là một quốc gia đánh bắt cá "có trách nhiệm", và sẽ "không dung thứ" cho các vi phạm về quy định trong hoạt động đánh bắt cá.

"Chúng tôi đã tăng cường hợp tác quốc tế và đóng góp lớn trong việc đối phó đánh bắt cá trái phép, cũng như thúc đẩy duy trì phát triển bền vững nguồn tài nguyên cá với nhiều quốc gia".

Cả Trung Quốc và Úc đều là các quốc gia nhập khẩu lớn tài nguyên khoáng sản từ các nước Thái Bình Dương. Nhưng theo Shane McLeod từ Viện Lowy, sự khác biệt giữa hai bên là cam kết trách nhiệm đối với các vấn đề về môi trường và xã hội.

Các hoạt động khai thác mỏ quy mô lớn ở Papua New Guinea đã gây ra tác động nghiêm trọng tới môi trường, điều này khiến nhiều công ty nước ngoài phải rút lui khỏi những dự án được xác định có gây tác hại xấu tới môi trường.

"Nhưng các công ty Trung Quốc hoạt động ở nước ngoài không bị giám sát chặt về vấn đề vi phạm quy định môi trường và xã hội như ở phương tây", McLeod nói.

"Hiện vẫn chưa thể xác định giới hạn tác hại môi trường nào có thể khiến các công ty này dừng hoặc giới hạn hoạt động khai thác".

Vào năm ngoái, chính phủ Papua New Guinea đã huỷ bỏ hợp đồng thuê mỏ của công ty Trung Quốc tại mỏ Porgera, khi cho rằng nước này không nhận được phần lợi nhuận tương xứng từ việc khai thác nguồn tài nguyên tại đây. Liên doanh của Trung Quốc, Zijin Mining đã đưa ra cnarh báo rằng việc dừng hoạt động của công ty có thể ảnh hưởng tới quan hệ song phương giữa Papua New Guinea và Trung Quốc.

Theo: Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
0 0/0    Đánh giá của bạn:  GO
Bản để inLưuGửi tin qua email


  GO  
Chọn ngày

Tin mới
Trang chủ  ¤  Tin tức  ¤  Liên hệ  ¤  Liên kết  ¤  Sơ đồ site  ¤  Tiếng Nga Anti Spam
© Copyright 2009-2010 MEKONGNET.ru, All rights reserved.
® MEKONGNET.ru giữ bản quyền nội dung trên website này.
Cơ quan chủ quản: COMPANY ZOLOTOI DRAKON
Trụ sở: Office 17, Tekhnitreskaia str., 19, Ekaterinburg, Russia
Tel/Fax: 7 (343) 381-84-14 Email : info@mekongnet.ru