Mekong News  
Ai nắm bắt được thông tin - người đó sẽ làm chủ thế giới!
 Kinh tế - Chính trị và Tin tức Cộng đồng VN tại LB Nga
Thời tiết
Tỷ giá hối đoái
Đóng
Tình trạng online
 Đang online: 012

  Hits: 025319272
 
Tin tức » Thông tin đa chiều 23.04.2024 18:50
Mỹ "lầm to" khi nghĩ rằng EU là đồng minh then chốt chống Trung Quốc?
20.05.2021 18:25

"Nếu châu Âu muốn nắm lấy quyền tự chủ về chiến lược, tại sao họ cần phải theo ý Mỹ?" - một quanchức Mỹ đặt ra câu hỏi.

Châu Âu sẽ "lắc đầu"?

Một nhà đàm phán thương mại hàng đầu của Mỹ cho rằng Mỹ nên nhận ra rằng sẽ không dễ dàng để có được sự ủng hộ của các đồng minh châu Âu trong cuộc chiến chống lại Trung Quốc vì những vấn đề khác nhau mà mỗi nước phải đối mặt.

 

Charlene Barshefsky, cựu đại diện thương mại Mỹ dưới thời chính quyền Clinton, phát biểu trong một sự kiện do Phòng Thương mại Mỹ tổ chức: "Châu Âu có thể nghĩ về Trung Quốc khác với Mỹ, và do đó có thể ít có khả năng hợp tác với Mỹ trong trận chiến chống lại Trung Quốc".

Barshefsky, người điều hành cuộc đàm phán với Trung Quốc để nước này gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cho biết: "Khi chúng ta nhìn vào bức tranh châu Âu, những ràng buộc mà họ đang phải chịu, những lợi ích chung mà chúng ta nắm giữ, cuối cùng có thể thấy châu Âu sẽ theo đuổi một chính sách mang tính cân bằng".

Hay nói cách khác, "Mỹ sẽ không đạt được mọi thứ họ muốn", bà Barshefsky nói, đề cập đến khó khăn mà Mỹ có thể gặp phải trong việc thuyết phục các đối tác châu Âu cắt giảm kinh doanh công nghệ, hạn chế giao dịch kinh doanh và tham gia vào các lệnh trừng phạt chống lại Trung Quốc.

Lý do đầu tiên, châu Âu phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc trong lĩnh vực xuất khẩu. Vào năm 2020, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ để trở thành đối tác thương mại hàng đầu với Liên minh châu Âu. Hàng hóa và dịch vụ được giao dịch đạt 709 tỷ USD so với 671 tỷ USD giao dịch giữa EU và Mỹ - theo số liệu từ Eurostat, cơ quan thống kê của EU.

"Mỹ có thể muốn duy trì vị thế là siêu cường duy nhất hoặc là siêu cường trên thế giới. Châu Âu sẽ không chống lại Trung Quốc để duy trì vai trò độc nhất của Mỹ trên thế giới", Barshefsky nói. "Đó là lợi ích của Mỹ. Đó không phải là lợi ích đủ lớn để mà châu Âu chống lại Trung Quốc."

Các vấn đề khác bao gồm sự bất đồng giữa Bắc Âu và Nam Âu trong quan điểm của họ về Trung Quốc, điều này có thể khiến châu Âu khó có thể có tiếng nói chung khi đưa ra lập trường chống lại Bắc Kinh.

Khác biệt lợi ích

Tham vọng trở nên tự chủ về mặt chiến lược của châu Âu cũng sẽ khiến khu vực này ít có nhu cầu theo bước chân của Mỹ.

"Nếu châu Âu muốn nắm lấy quyền tự chủ về chiến lược, tại sao họ cần phải theo ý Mỹ?" - bà Barshefsky hỏi.

Quan trọng hơn, nhiều quốc gia trên Đại Tây Dương có nhận thức khác về mối đe dọa liên quan đến Trung Quốc, bà nói.

Bà nói: "Châu Âu không cảm thấy có nguy cơ an ninh từ Trung Quốc. Châu Âu không được định vị ở Thái Bình Dương theo cách của Mỹ. Và kết quả là Châu Âu không cảm thấy có mối đe dọa sắp xảy ra, như điều mà Mỹ đang cảm thấy."

"Nhiều người châu Âu tin rằng, thậm chí về mặt gián tiếp, cũng không có mối đe dọa nào từ Trung Quốc."

Cựu ngoại trưởng Mike Pompeo đã vận động hành lang trong nhiều năm để các nước châu Âu loại trừ công ty công nghệ Trung Quốc Huawei khỏi cơ sở hạ tầng 5G của họ vì lý do an ninh quốc gia.

Đức đã đứng ngoài cuộc trong một thời gian dài, nói rằng cách đúng đắn để đối phó với mạng 5G của Trung Quốc là đưa ra các quy tắc mới để đảm bảo an ninh.

Ngay cả sau khi Đức đã thỏa thuận với EU vào tháng 4 để thông qua luật chặt chẽ hơn đối với Huawei, các nhà phê bình vẫn nghi ngờ các quy tắc sẽ được thực hiện đầy đủ.

Trong khi đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã thúc đẩy một thỏa thuận đầu tư sẽ được ký với Bắc Kinh vào tháng 12. Việc này đã gửi tín hiệu tới chính quyền Biden về mối quan hệ kinh tế bền chặt giữa châu Âu và Trung Quốc ngay trước khi tổng thống mới tuyên thệ nhậm chức.

Dù vậy, châu Âu cũng tuyên bố rằng họ cảm thấy quan ngại trước các hành vi của Trung Quốc đối với các vấn đề liên quan đến nhân quyền, các chính sách kinh tế và thương mại. Các nhà lãnh đạo ở châu Âu đang ngày càng bị giằng co giữa lợi ích kinh tế và "lên tiếng về nhân quyền".

Theo: Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
0 0/0    Đánh giá của bạn:  GO
Bản để inLưuGửi tin qua email
Vì sao Mỹ công nhận [26.04.2021 18:27]


  GO  
Chọn ngày

Tin mới
Trang chủ  ¤  Tin tức  ¤  Liên hệ  ¤  Liên kết  ¤  Sơ đồ site  ¤  Tiếng Nga Anti Spam
© Copyright 2009-2010 MEKONGNET.ru, All rights reserved.
® MEKONGNET.ru giữ bản quyền nội dung trên website này.
Cơ quan chủ quản: COMPANY ZOLOTOI DRAKON
Trụ sở: Office 17, Tekhnitreskaia str., 19, Ekaterinburg, Russia
Tel/Fax: 7 (343) 381-84-14 Email : info@mekongnet.ru