Mekong News  
Ai nắm bắt được thông tin - người đó sẽ làm chủ thế giới!
 Kinh tế - Chính trị và Tin tức Cộng đồng VN tại LB Nga
Thời tiết
Tỷ giá hối đoái
Đóng
Tình trạng online
 Đang online: 006

  Hits: 025319499
 
Tin tức » Kinh tế 23.04.2024 19:45
Năng lượng tái tạo bùng nổ, EVN gặp khó trong vận hành hệ thống
05.05.2021 19:36

Tại buổi đối thoại giữa lãnh đạo EVN và các chuyên gia về tình hình vận hành hệ thống điện quốc gia chiều 4/5, ông Nguyễn Đức Ninh - Giám đốc Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0) cho biết, tỷ trọng điện năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió...) ngày càng lớn đang gây ra nhiều bất cập trong việc vận hành hệ thống điện.

 

Theo ông Ninh, dù nguồn phát từ năng lượng tái tạo (NLTT) có bùng nổ với khoảng 20.000 MW năm 2021, chiếm tỷ trọng công suất trên 30%, nhưng sản lượng điện phát chỉ chiếm 12% tổng sản lượng. Trong tổng công suất nguồn, nhiệt điện than vẫn chiếm tới 40%, và cũng chỉ khai thác thực tế đến 80% công suất. Việc cung cấp điện các năm tới vẫn phải phụ thuộc vào các nguồn năng lượng sơ cấp truyền thống”, ông Ninh cho hay.

Theo lãnh đạo A0, thống kê cho thấy, hiện tỷ trọng năng lượng tái tạo đóng góp lên tới 60% phụ tải đỉnh vào khung giờ trưa và được ưu tiên huy động tối đa. A0 gần như phải dừng mua từ các thủy điện vào khoảng thời gian trưa. Các thủy điện ở miền Trung và miền Nam, với gần 8.000 MW, cũng phải dừng hoạt động để ưu tiên mua điện năng lượng tái tạo.

Theo lãnh đạo A0, từ năm 2019 đến hết 2020 có sự bùng nổ năng lượng tái tạo từ mặt trời, gió kéo theo hiều bất cập trong vận hành hệ thống điện. Như Ninh Thuận, địa phương có tỷ lệ năng lượng tái tạo lớn nhất nước với hàng nghìn MW điện nhưng nhu cầu sử dụng ở địa phương lại rất thấp và bắt buộc phải truyền lên đường dây 500kV để chuyển sang các địa phương khác.

“Thống kê lũy kế 4 tháng đầu năm, lượng điện năng lượng mặt trời, áp mái cắt giảm khoảng 447,5 triệu kWh, chiếm 13,3%. Dự kiến cả năm 2021 sẽ cắt giảm 1,25 tỷ kWh, chiếm 9% tổng sản lượng năng lượng tái tạo. Công suất cắt nhìn có vẻ nhiều nhưng sản lượng thực tế phát so với tổng công suất của các dự án thì lại rất thấp”, lãnh đạo A0 nói. Ông Ninh cũng cho hay,do tính chất bất định của năng lượng tái tạo nên các tổ máy điện truyền thống như than, khí, dầu phải điều chỉnh rất nhiều gây thiệt hại cho các nhà đầu tư. Với một dự án điện than, khí dầu, mỗi lần tắt máy và khởi động lại như vậy chi phí lên tới cả chục tỷ đồng, chưa kể gây ngu cơ hỏng hóc, giảm tuổi thọ máy.

“Năm 2020 có 142 lần tắt, khởi động các tổ máy điện truyền thống gây ra rất nhiều câu hỏi về chế độ vận hành của các chủ đầu tư dự án. Các nhà máy điện truyền thống, vì ưu tiên mua điện năng lượng tái tạo, nên cũng đang bị thiệt hại rất lớn”, ông Ninh cho hay.

Chia sẻ tạ buổi trao đổi, GS TS Trần Đình Long - Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam cho rằng, việc các dự án NLTT bùng nổ đang kéo theo những khó khăn về quản lý Nhà nước. Bất cập hiện nay là khi phê duyệt các dự án năng lượng mặt trời, các UBND tỉnh không tham khảo ý kiến của bên bán điện về những khó khăn trong việc vận hành, đấu nối. Cơ quan lập quy hoạch điện là Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) cũng bị đứng ngoài cuộc trong việc phê duyệt dự án. Những điều này dẫn đến quá trình thiếu kiểm soát trong phát triể ncác dự án năng lượng tái tạo thời gian qua.

Đồng quan điểm, ông Hà Đăng Sơn - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Tăng trưởng xanh, cho rằng, việc bùng nổ các dự án điện mặt trời, điện gió trong thời gian vừa qua chủ yếu xuất phát từ việc các địa phương phê duyệt quá nhiều dự án. Bộ Công Thương và EVN chỉ là đơn vị được cập nhật thông tin về sau khi các dự án được phê duyệt.

Về việc một số dự án năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió) sau khi được xây dựng đã bán giấy phép, chuyển nhượng để kiếm lợi nhuận, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan kiến nghị Nhà nước cần có sự kiểm soát tốt hơn trong việc chấp nhận cấp phép cho các dự án ở các vị trí nhạy cảm.

Trả lời câu hỏi của các chuyên gia, Phó tổng giám đốc EVN Ngô Sơn Hải cho hay, việc cắt giảm phải theo quy định. EVN cũng có báo cáo với Bộ Công Thương về quy trình cắt giảm các nguồn năng lượng tái tạo. Theo hướng dẫn của Bộ Công Thương, các nguồn năng lượng tái tạo khi quá tải thì phải ưu tiên huy động nhiều nhất. Sau khi huy động vẫn còn thừa thì sẽ cắt giảm đồng đều như nhau, cả với dự án năng lượng mặt trời và điện gió. “Không có chuyện ưu tiên mua điện từ các dự án của EVN mà cắt các dự án điện bên ngoài”, ông Hải nói.

Ông Trần Đăng Khoa - Trưởng Ban Thị trường điện (EVN) cho hay, hiện trong cơ cấu giá thành của EVN, chi phí mua điện chiếm 80% chi phí. “Giá điện mặt trời hiện bình quân 1.900 đồng/kWh, cộng thêm giá truyền tải và chi phí là trên 2.000 đồng/kWh và bán ra với giá khoảng 1.800 đồng/kWh. Giá điện mặt trời EVN sản xuất bán ra thấp hơn các nhà đầu tư khác”, ông Khoa nói.

Theo: Theo Tiền Phong
0 0/0    Đánh giá của bạn:  GO
Bản để inLưuGửi tin qua email


  GO  
Chọn ngày

Tin mới
Trang chủ  ¤  Tin tức  ¤  Liên hệ  ¤  Liên kết  ¤  Sơ đồ site  ¤  Tiếng Nga Anti Spam
© Copyright 2009-2010 MEKONGNET.ru, All rights reserved.
® MEKONGNET.ru giữ bản quyền nội dung trên website này.
Cơ quan chủ quản: COMPANY ZOLOTOI DRAKON
Trụ sở: Office 17, Tekhnitreskaia str., 19, Ekaterinburg, Russia
Tel/Fax: 7 (343) 381-84-14 Email : info@mekongnet.ru