Mekong News  
Ai nắm bắt được thông tin - người đó sẽ làm chủ thế giới!
 Kinh tế - Chính trị và Tin tức Cộng đồng VN tại LB Nga
Thời tiết
Tỷ giá hối đoái
Đóng
Tình trạng online
 Đang online: 005

  Hits: 025325044
 
Tin tức » Thông tin đa chiều 25.04.2024 01:47
Ấn Độ nguy khốn vì COVID-19, Mỹ phá lệ giúp đỡ: Trung Quốc hoài nghi về "mục đích thật sự" của Mỹ
28.04.2021 19:09

Hệ thống y tế công cộng của Ấn Độ đang đứng trước bờ vực sụp đổ: các bệnh viện thiếu giường bệnh, thiếu oxy y tế trầm trọng. Nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ, đã đề nghị giúp đỡ.

Theo Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc), đối mặt với áp lực khổng lồ, Mỹ - quốc gia trước đó đã im lặng trước cuộc khủng hoảng nhân đạo chưa từng có ở Ấn Độ, cuối cùng cũng đã có phản ứng tích cực vào cuối tuần qua khi cam kết viện trợ y tế và cung cấp nguyên liệu sản xuất vaccine, máy tạo oxy.

 

Ấn Độ đang chật vật ứng phó với làn sóng thứ hai của đại dịch COVID-19. Ảnh: VCG

Đây có thể coi là một hành động "phá lệ", bởi khi dịch bệnh bùng phát nghiêm trọng, Mỹ đã ban hành quy định cấm xuất khẩu các nguyên liệu thô để sản xuất vaccine và dược phẩm để ưu tiên chăm sóc cho người dân Mỹ.

Thời báo Hoàn Cầu - ấn phẩm phụ của tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc - mới đây đã đặt ra câu hỏi về "mục đích thật sự" của Mỹ khi giúp đỡ Ấn Độ.

Ấn Độ là đối tác quan trọng trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Washington, do đó nhiều chuyên gia cho rằng việc Mỹ quay ngoắt thái độ chủ yếu là vì lợi ích địa chính trị - chứ không đơn thuần là mối bận tâm về cuộc khủng hoảng COVID-19.

Hôm 26/4 vừa qua, hơn 10 quốc gia và khu vực đã thể hiện sự sẵn lòng giúp đỡ Ấn Độ - nơi đang bị làn sóng COVID-19 tàn phá nặng nề, khiến các bệnh viện chật kín người bệnh, các lò hỏa táng hoạt động đêm ngày và thậm chí phải thiêu thi thể trên những bãi đất trống lộ thiên, hay những người dân cầu xin, chạy vạy khắp nơi tìm bình oxy trong tuyệt vọng.

Thế nhưng, Hoàn Cầu lại cho rằng thông điệp được Nhà Trắng đưa ra dường như đã là quá muộn, vì chính phủ Mỹ trước đó đã bị chỉ trích vì viện trợ cho Ấn Độ quá ít trong những ngày qua; trong khi chỉ vừa tháng trước, Bộ tứ Kim cương QUAD do Mỹ dẫn đầu và Ấn Độ là một đối tác lớn, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 và sản xuất vaccine.

Những hình ảnh về 300 chiếc máy tạo oxy được tập kết tại sân bay JFK của Mỹ và chuẩn bị lên đường sang New Delhi là minh chứng cho thấy chính quyền của Tổng thống Joe Biden cuối cùng cũng đã đáp lại lời cầu cứu của Ấn Độ. Ngoài cam kết cung cấp các bộ xét nghiệm nhanh, máy thở và đồ bảo hộ cá nhân (PPE), Nhà Trắng cũng cam kết sẽ cung cấp cho Ấn Độ các nguyên liệu thô cần thiết để sản xuất vaccine "ngay lập tức".

"Phấn khởi lúc này là quá sớm"

Trả lời Hoàn Cầu, ông Tom Fowdy, một nhà phân tích chính trị và quan hệ quốc tế người Anh bình luận: "Về góc độ nhân đạo, Ấn Độ đang phải đối mặt với đợt bùng phát dịch COVID-19 tồi tệ nhất mà thế giới từng chứng kiến, ​​và nhiều người có khả năng thiệt mạng do cơ sở hạ tầng y tế của nước này đang bị quá tải".

Tuy nhiên ông Fowdy cho rằng hành động của Mỹ và châu Âu đối với Ấn Độ rõ ràng có động lực từ các chiến lược địa chính trị "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương" của họ - một chiến lược nhắm đến Trung Quốc.

Theo đó, Hoàn Cầu cho biết mặc dù Mỹ đã tuyên bố sẽ vận chuyển vật tư y tế đến Ấn Độ trong những ngày tới - với các thông tin của truyền thông Ấn Độ cho biết Air India có kế hoạch vận chuyển khoảng 600 máy tạo oxy trong vòng hai ngày tới, nhưng thực tế là các đơn vị tư nhân của Ấn Độ đã đặt mua các lô hàng này.

Chính quyền Biden mới chỉ dỡ bỏ một phần lệnh cấm xuất khẩu nguyên liệu thô để sản xuất vaccine sau khi phải chịu áp lực ngày càng gia tăng từ các nhà sản xuất vaccine, theo New York Times.

Chuyên gia Tian Guangqiang, trợ lý nghiên cứu của Viện Chiến lược Quốc tế Quốc gia tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, bình luận với Hoàn Cầu: Vì Mỹ hiện đã có thể đáp ứng các yêu cầu trong nước của họ đối với vaccine và có đủ kho dự trữ, họ có thể cung cấp một số lượng hạn chế các nguyên liệu thô để sản xuất vaccine cho Ấn Độ để chứng tỏ rằng họ đang giúp đỡ. Theo ông Tian, sẽ không có chuyện Mỹ chuyển giao một phần công nghệ của mình để giúp Ấn Độ, và sự hỗ trợ của Mỹ sẽ chỉ ở mức hạn chế.

Ngay cả khi Mỹ dỡ bỏ một phần lệnh cấm xuất khẩu nguyên liệu thô, Ấn Độ vẫn không thể sản xuất những liều vaccine mà họ cần. Hơn nữa, với tình hình dịch bệnh diễn biến nghiêm trọng và số ca nhiễm gia tăng chóng mặt, vaccine sẽ không thể ngay lập tức ngăn chặn đại dịch, vì người được tiêm sẽ phải mất một khoảng thời gian để tạo ra kháng thể, ông Tian nói. Chuyên gia này cho rằng tình hình ở Ấn Độ là không khả quan.

Ông Zhang Wenhong, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Trung Quốc và là người đứng đầu nhóm chuyên gia điều trị COVID-19 ở Thượng Hải, nhận định trong một bài đăng trên mạng xã hội đêm 25/4 vừa qua rằng kể cả Ấn Độ có thể tiến hành một đợt tiêm chủng lớn, thì điều đó cũng sẽ không ngăn được virus lây lan ở Ấn Độ. Với tỷ lệ tiêm chủng thấp như vậy, việc tiêm chủng sẽ không bắt kịp với tốc độ virus lây lan trong cộng đồng.

Số người đã được tiêm chủng ở Ấn Độ chỉ đứng sau Mỹ và Trung Quốc, tuy nhiên, với số dân khổng lồ, tỷ lệ người đã được tiêm chủng một liều tại nước này mới chỉ đạt 8%, vẫn tương đối thấp và không thể ngăn virus lây lan mạnh.

Các chuyên gia khuyên Ấn Độ nên thực hiện các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt để giảm tốc độ lây lan của virus, cách ly bệnh nhân và gia tăng số lượng nhân viên y tế và thiết bị y tế để tăng cường năng lực chữa trị. Nước này cũng nên nhờ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Mỹ và Trung Quốc hoặc ASEAN để được giúp đỡ.

Trung Quốc ứng cứu

Một mặt "mỉa mai" phản ứng của Mỹ trước thảm kịch của Ấn Độ, mặt khác, tờ báo Trung Quốc cũng ra sức tuyên truyền công trạng của Bắc Kinh trong việc hỗ trợ láng giềng. 

Hoàn Cầu cho biết, Trung Quốc đã hai lần thể hiện sự sẵn sàng giúp đỡ Ấn Độ đối phó với làn sóng dịch COVID-19 thứ hai, đồng thời tuyên bố sẽ hỗ trợ trong khả năng của mình nếu Ấn Độ yêu cầu. 

Hoàn Cầu dẫn thông cáo của Đại sứ quán Trung Quốc tại Sri Lanka trên Twitter cho biết, hôm 26/4, 800 máy tạo oxy đã được vận chuyển từ Hồng Kông (Trung Quốc) đến New Delhi, một lô 10.000 máy tạo oxy nữa sẽ được chuyển đến Ấn Độ trong vòng một tuần. Thông cáo này cũng cho biết "Trung Quốc đang duy trì liên lạc với Ấn Độ về các nhu cầu cấp thiết."

Các nhà cung cấp y tế Trung Quốc trên khắp đất nước đang nhận được lượng đơn đặt hàng tăng vọt từ Ấn Độ. Ví dụ, công ty sản xuất thiết bị y tế Yuyue ở Giang Tô hôm 26/4 cho biết họ đã nhận được đơn đặt hàng khoảng 18.000 máy oxy từ các tổ chức y tế Ấn Độ trong những ngày gần đây. Một công ty khác có tên là MinFound ở Chiết Giang cũng cho biết họ nhận được đơn đặt hàng 7 máy chụp CT từ Ấn Độ.

Trung Quốc hoài nghi: Mỹ đột nhiên thay đổi thái độ vì mục đích gì?

Trong khi lời đề nghị hỗ trợ của Mỹ được một số người Ấn Độ ca ngợi, các chuyên gia Trung Quốc bình luận với Hoàn Cầu rằng sự thay đổi thái độ đột ngột như vậy "không có gì đáng ngạc nhiên", vì chính quyền Biden gần đây đang phải đối mặt với những phản ứng dữ dội.

Ngoài ra, một số chuyên gia cũng chỉ ra rằng Mỹ đang lợi dụng cuộc khủng hoảng nhân đạo của Ấn Độ để thúc đẩy Ấn Độ xích lại gần Mỹ với một nguồn lực tối thiểu.

Hoàn Cầu dẫn lời Li Haidong, giáo sư tại Viện Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Ngoại giao Trung Quốc, mỉa mai "Không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy Mỹ sử dụng chiêu thức ''cổ điển này''". Theo lời Li, Mỹ thường không đáp ứng ngay các yêu cầu từ đối tác khi họ yêu cầu giúp đỡ, nhưng sẽ chờ đến phút chót mới "chìa tay" vì điều này sẽ có lợi hơn cho họ và giúp họ phải bỏ ra ít nguồn lực hơn./.

Theo: Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
0 0/0    Đánh giá của bạn:  GO
Bản để inLưuGửi tin qua email
Vì sao Mỹ công nhận [26.04.2021 18:27]


  GO  
Chọn ngày

Tin mới
Trang chủ  ¤  Tin tức  ¤  Liên hệ  ¤  Liên kết  ¤  Sơ đồ site  ¤  Tiếng Nga Anti Spam
© Copyright 2009-2010 MEKONGNET.ru, All rights reserved.
® MEKONGNET.ru giữ bản quyền nội dung trên website này.
Cơ quan chủ quản: COMPANY ZOLOTOI DRAKON
Trụ sở: Office 17, Tekhnitreskaia str., 19, Ekaterinburg, Russia
Tel/Fax: 7 (343) 381-84-14 Email : info@mekongnet.ru