Mekong News  
Ai nắm bắt được thông tin - người đó sẽ làm chủ thế giới!
 Kinh tế - Chính trị và Tin tức Cộng đồng VN tại LB Nga
Thời tiết
Tỷ giá hối đoái
Đóng
Tình trạng online
 Đang online: 003

  Hits: 025347679
 
Tin tức » Thông tin đa chiều 28.04.2024 10:22
Thỏa thuận chấn động của Trung Quốc-EU sắp "đứt gánh": Lỗ hổng cũ quay lại "ám" Bắc Kinh?
25.03.2021 18:45

Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) đã gây chấn động trong đầu năm 2021 khi đạt được thỏa thuận đầu tư lớn nhằm tăng cường quan hệ thương mại của họ.

Cuộc tranh cãi không ngừng về vấn đề ở Tân Cương giờ đây có thể hủy hoại thỏa thuận này.

Thỏa thuận lớn nguycơ đứt gánh vì vấn đề Tân Cương

Trong tuần này, EU đã cùng Mỹ và Anh trừng phạt các quan chức Trung Quốc vì cáo buộc vi phạm nhân quyền ở Tân Cương. Bắc Kinh cũng đáp trả bằng các trừng phạt vào 10 chính trị gia EU, bao gồm các thành viên quốc hội và 4 thực thể, cho việc "tuyên truyền những lời nói dối một cách ác ý".

 

Ủy viên thương mại Liên minh châu Âu Valdis Dombrovskis bày tỏ nhiều nghi ngại cho số phận của hiệp định đầu tư vốn vẫn chưa được Nghị viện châu Âu phê chuẩn.

"Các biện pháp trừng phạt trả đũa của Trung Quốc không thể chấp nhận được. Triển vọng cho sự phê chuẩn sẽ phụ thuộc vào tình hình trước mắt diễn biến như thế nào," Dombrovskis nói với Financial Times.

Ủy ban châu Âu - cơ quan đàm phán các thỏa thuận thương mại cho 27 quốc gia EU đã bị các thành viên quốc hội và các nhóm hoạt động chỉ trích vì tiến hành thỏa thuận đầu tư mà không đảm bảo các cam kết mạnh mẽ hơn từ Trung Quốc về việc bảo vệ lao động và nhân quyền.

Phản ứng mạnh mẽ của Trung Quốc đối với các lệnh trừng phạt có nghĩa là thỏa thuận đầu tư giờ đây phải đối mặt với sự khó khăn hơn trong việc phê chuẩn, cho thấy EU sẽ gặp khó thế nào trong việc cân bằng lợi ích kinh tế của mình với các mối quan tâm về nhân quyền, đặc biệt khi Mỹ muốn làm việc với các đồng minh để thách thức Bắc Kinh.

Trước đó, vấn đề lao động ở Tân Cương cũng là điểm mà 27 quốc gia trong khối liên tục trình bày khi nhắc tới thỏa thuận đầu tư lớn giữa hai khu vực.

Theo các quan chức EU, việc Bắc Kinh từ chối phê chuẩn các tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động Quốc tế về quyền lợi cho lao động tại một số khu vực sẽ gây khó khăn về mặt chính trị cho Nghị viện châu Âu - nơi đưa ra sự tán thành quan trọng để thực hiện quá trình xác thực thỏa thuận.

Thành viên chủ chốt của Nghị viện châu Âu đã cân nhắc về thỏa thuận EU-Trung Quốc, nói rằng số phận của thỏa thuận sẽ phụ thuộc vào những vấn đề xoay quanh hoạt động lao động ở Tân Cương.

Tuy nhiên, vào những ngày đầu năm 2021, Ngoại trưởng Vương Nghị đã phấn khởi thông báo với thế giới về tính khả thi của thỏa thuận "Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo châu Âu đã cùng thông báo hoàn tất các cuộc đàm phán về thỏa thuận Trung Quốc - EU. Điều này không chỉ tạo động lực lớn cho hợp tác Trung Quốc-EU mà còn là một tin tuyệt vời cho nền kinh tế thế giới đang suy thoái," ông cho biết trong một đánh giá cuối năm

EU mắc kẹt giữa Trung Quốc và Mỹ

Thỏa thuận đầu tư nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện kết nối giữa các nhà đầu tư EU tới kinh tế Trung Quốc trong các lĩnh vực như y tế, dịch vụ tài chính và xe điện luôn bị nghi ngờ về độ hoàn thiện.

Những căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc là lý do chính. Washington đang đối đầu với Trung Quốc trong một loạt các vấn đề kinh tế như sự kết nối thị trường, thương mại và thậm chí còn cáo buộc Bắc Kinh đang tiến hành những hành động phi nhân đạo đối với người Duy Ngô Nhĩ và một số nhóm thiểu số khác ở Tân Cương. Động thái này đã khiến các nước khác buộc phải chọn phe.

"Thỏa thuận đầu tư Trung Quốc - EU luôn là một bước dài," nhà nghiên cứu Alex Capri tại Hinrich Foundation đồng thời là thành viên cấp cao tại Đại học Quốc gia Singapore cho biết.

Ông Capri cho hay, những nhượng bộ mà Trung Quốc đưa ra đối với Mỹ trong khuôn khổ thỏa thuận "ngừng bắn" (trong chiến tranh thương mại) năm ngoái đối với chính quyền ông Trump đã thúc đẩy châu Âu hồi sinh thỏa thuận của chính họ. Tuy nhiên, trong khi Brussels muốn duy trì mối quan hệ thương mại bền chặt với Bắc Kinh, khối này lại cũng muốn tiếp tục xoay trục sang Mỹ về nhiều vấn đề, bao gồm trí tuệ nhân tạo và chuỗi cung ứng.

Mọi thứ chưa kết thúc

Trưởng nhóm Thương mại toàn cầu tại Econimist Intelligence Unit Nick Marro cho biết, thỏa thuận đầu tư kết thúc. Một số chuyên gia đã chỉ ra rằng lợi ích tốt nhất của Bắc Kinh là tăng cường quan hệ kinh tế: Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ hai của Liên minh châu Âu sau Mỹ trong khi EU là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc.

"Rủi ro lớn nhất đối với [thỏa thuận đầu tư] không phải là việc Bắc Kinh rút lui mà là đưa ra một phản ứng hung hăng làm giảm sự ủng hộ của châu Âu đối với thỏa thuận," các nhà phân tích tại Eurasia Group viết trong báo cáo nghiên cứu được công bố vào cuối tuần trước.

"Hãy hiểu rằng các trừng phạt lẫn nhau không ảnh hưởng gì tới thương mại và kinh tế, chúng hầu như chỉ là cuộc khẩu chiến. Sự quan trọng trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và phương Tây nằm ở thương mại," Tổng biên tập tờ Hoàn Cầu ông Hồ Tích Tiến cho hay.

Theo: Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
0 0/0    Đánh giá của bạn:  GO
Bản để inLưuGửi tin qua email


  GO  
Chọn ngày

Tin mới
Trang chủ  ¤  Tin tức  ¤  Liên hệ  ¤  Liên kết  ¤  Sơ đồ site  ¤  Tiếng Nga Anti Spam
© Copyright 2009-2010 MEKONGNET.ru, All rights reserved.
® MEKONGNET.ru giữ bản quyền nội dung trên website này.
Cơ quan chủ quản: COMPANY ZOLOTOI DRAKON
Trụ sở: Office 17, Tekhnitreskaia str., 19, Ekaterinburg, Russia
Tel/Fax: 7 (343) 381-84-14 Email : info@mekongnet.ru