Mekong News  
Ai nắm bắt được thông tin - người đó sẽ làm chủ thế giới!
 Kinh tế - Chính trị và Tin tức Cộng đồng VN tại LB Nga
Thời tiết
Tỷ giá hối đoái
Đóng
Tình trạng online
 Đang online: 005

  Hits: 025327510
 
Tin tức » Thông tin đa chiều 25.04.2024 10:11
Anh-Nhật cam kết đưa hợp tác lên tầm cao: "NATO châu Á" thêm thành viên đối trọng Trung Quốc?
04.02.2021 19:13

Khi Trung Quốc tăng cường sự hiện diện toàn cầu, Tokyo và London đã cam kết mối quan hệ bền chặt hơn.

Nikkei Asian Review hôm 4/2 cho biết, Nhật Bản và Anh sẽ tổ chức các cuộc tập trận chung khi Anh điều một nhóm tác chiến tàu sân bay tới vùng biển châu Á trong năm nay.

Trong cuộc nói chuyện 2+2 đầu tiên giữa hai nước kể từ tháng 12/2017, Ngoại trưởng Toshimitsu Motegi và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi đã trao đổi trực tuyến với Ngoại trưởng Dominic Raab và Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace.

Nhật Bản - Anh khẳng định mối quan hệ đối tác thân thiết

"Bốn bộ trưởng nhất trí rằng Nhật Bản và Anh là đối tác thân thiết nhất của nhau ở châu Á và châu Âu, với những giá trị và lợi ích chiến lược chung," phía Anh cho biết trong một thông báo.

Cuộc đối thoại diễn ra trong bối cảnh London tìm các tăng cường quan hệ ở châu Á sau khi nước này chính thức rời Liên minh châu Âu (EU) vào tháng trước. Đối với Tokyo, điều này mang lại cơ hội thu hút sự quan tâm lớn hơn của châu Âu đối với các vấn đề liên quan đến quần đảo Senkaku (mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) và Đài Loan - khi Trung Quốc tiếp tục tăng cường sự hiện diện của mình trong khu vực.

 

Ngoại trưởng Toshimitsu Motegi (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Nobuo Kishi. Ảnh: Reuters

Phía Nhật Bản hoan nghênh quyết định của Anh khi triển khai nhóm tác chiến tàu sân bay do HMS Queen Elizabeth dẫn đầu vào đầu mùa xuân năm nay tới Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương như một dấu hiệu cho thấy cam kết lớn hơn của nước này đối với khu vực.

Ngoại trưởng Motegi cho biết: "Chúng tôi sẽ đưa hợp tác an ninh và quốc phòng giữa Nhật Bản và Anh lên một tầm cao hơn."

Wallance cho hay: "Việc triển khai tàu của Hải quân Hoàng gia có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện cam kết của Anh đối với việc hợp tác với các đối tác của chúng tôi trong khu vực nhằm duy trì mối quan hệ quốc tế dựa trên luật lệ và thúc đẩy an ninh và thịnh vượng chung."

Hai nước khẳng định phản đối các nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng ở biển Đông và biển Hoa Đông. Họ cũng bày tỏ quan ngại về Luật hải cảnh mới ở Trung Quốc, cũng như các vấn đề liên quan đến Hồng Kông và Tân Cương.

Đài Loan và cuộc chính biến ở Myanmar cũng đã được đem ra thảo luận tại cuộc họp.

Nhật Bản và Anh đã xây dựng mối quan hệ sâu sắc hơn thông qua các cuộc tập trận chung và các hoạt động chia sẻ thông tin. Các nước cũng đang nghiên cứu máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo có thể sử dụng công nghệ mới được phát triển chung.

Anh tăng cường ảnh hưởng ở châu Á

Kể từ khi rời EU, Anh đã tăng cường quan hệ với châu Á để duy trì và ảnh hưởng của mình trong cộng đồng quốc tế. Nước này cũng đã nộp đơn xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.

Các động thái của Anh được đánh giá là do lo ngại về một Trung Quốc đang trỗi dậy trong khu vực. Mối quan hệ giữa Anh và Trung Quốc đã trở nên xấu đi trong thời gian gần đây liên quan đến các vấn đề Hồng Kông hay cách xử lý của Bắc Kinh thời điểm đầu đại dịch Covid-19.

Cả hai Bộ trưởng Anh đều tái khẳng định "cam kết lâu dài" của London trong việc hợp tác chặt chẽ với Nhật Bản để duy trì an ninh của Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Là một phần của sự thúc đẩy này, Nhật Bản và Anh đã đồng ý tổ chức các cuộc tập trận chung trong thời gian nhóm tàu sân bay của Anh ở châu Á. Lực lượng Phòng vệ Hàng hải của Nhật Bản dự kiến sẽ tham gia cuộc tập trận chung. Máy bay chiến đấu F-35B của Thủy quân lục chiến Mỹ cũng sẽ đi cùng với HMS Queen Elizabeth trong quá trình triển khai.

Nhật Bản hy vọng cuộc gặp sẽ củng cố mối quan tâm của Anh về quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) và Đài Loan.

Nhật Bản tìm kiếm sự hỗ trợ của phương Tây - "NATO châu Á" thêm thành viên?

Nhật Bản đang tìm kiếm sự hỗ trợ từ Mỹ cũng như châu Âu về vấn đề Senkaku (Điếu Ngư) với lo ngại rằng đối thoại song phương với Trung Quốc có thể không đủ để giải quyết vấn đề. Một cuộc đụng độ tiềm tàng với Đài Loan là một mối quan tâm an ninh quốc gia lớn khác đối với Nhật Bản, do hòn đảo này gần Nhật Bản.

"Việc triển khai tàu sân bay của Vương quốc Anh sẽ gửi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc về mặt chính trị và quân sự," giáo sư Michito Tsuruoka của Đại học Keio cho biết.

Nhật Bản và Anh cũng có thể tăng cường hợp tác thông qua các khuôn khổ đa phương, một số hãng truyền thông Anh đã đưa tin rằng không loại trừ khả năng Anh có thể tham gia nhóm "NATO châu Á" - Đối thoại An ninh Tứ giác, hay còn gọi là Quad (diễn đàn chiến lược giữa Nhật Bản, Mỹ, Úc và Ấn Độ được thành lập để đối trọng lại với ảnh hưởng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương).

Một số ý kiến ở Anh cũng cho rằng Nhật Bản nên tham gia vào nhóm chia sẻ thông tin tình báo Five Eyes bao gồm Anh, Mỹ, Úc, New Zealand và Canada.

Ngoài Anh, các nước châu Âu khác như Đức và Pháp cũng đang phản ứng trước sự trỗi dậy của Trung Quốc. Đức đang cân nhắc gửi một tàu khu trục hải quân đến Nhật Bản, trong khi Pháp đã tích cực gửi tàu Hải quân đến Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Theo: Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
0 0/0    Đánh giá của bạn:  GO
Bản để inLưuGửi tin qua email


  GO  
Chọn ngày

Tin mới
Trang chủ  ¤  Tin tức  ¤  Liên hệ  ¤  Liên kết  ¤  Sơ đồ site  ¤  Tiếng Nga Anti Spam
© Copyright 2009-2010 MEKONGNET.ru, All rights reserved.
® MEKONGNET.ru giữ bản quyền nội dung trên website này.
Cơ quan chủ quản: COMPANY ZOLOTOI DRAKON
Trụ sở: Office 17, Tekhnitreskaia str., 19, Ekaterinburg, Russia
Tel/Fax: 7 (343) 381-84-14 Email : info@mekongnet.ru