Mekong News http://mekongnet.ru
Ngộ nhận sai lầm về cắt amidan
22.11.2018 07:46 | In ra

Cắt amidan gây mất tiếng, cắt amidan rất đau, gây chảy máu, amidan là hàng rào miễn dịch quan trọng không được cắt bỏ… là những ngộ nhận sai lầm của nhiều người về phẫu thuật cắt amidan.

Mẹ nhất quyết không cho con cắt amidan vì sợ con… mất tiếng!

Chị V.T.N có con gái 8 tuổi đã bị viêm amidan 2 năm nay. Mỗi lần viêm amidan tái phát là con lại bị đau họng, sốt cao, nuốt đau kèm chán ăn và hay nôn ói. Chị N. đưa con đi khám, bác sĩ chỉ định phải cắt amidan để loại bỏ ổ viêm tái đi tái lại nhiều lần.

“Thấy con còn nhỏ mà cứ bị viêm amidan suốt cả nhà cũng lo lắng lắm. Mỗi lần con ốm là tôi lại đưa con đến viện khám lấy thuốc nhưng đợt khám gần đây bác sĩ khuyên tôi nên cho cháu phẫu thuật cắt amidan để điều trị bởi tình trạng viêm của con tái phát quá nhiều lần. Nghe đến phải phẫu thuật tôi sợ quá bởi trước đó có nghe một số mẹ bảo cắt amidan dễ khiến con bị mất tiếng”, chị N. chia sẻ.

 

Thực tế, mất tiếng do cắt amidan trước đây có xảy ra do dùng phương pháp phẫu thuật cũ, không đảm bảo an toàn, kỹ thuật cắt của người tiến hành phẫu thuật tại các cơ sở y tế, phòng khám chui không đảm bảo làm tổn thương dây thanh quản. Theo bác sĩ Dương Văn Tiến, Trưởng Phòng khám Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, ngày nay với áp dụng tiến bộ y học trong phẫu thuật cắt amidan bằng dao plasma cùng với đảm bảo phẫu thuật tại cơ sở y tế thì chuyện mất tiếng là không xảy ra.

“Cắt amidan đúng kỹ thuật không thể gây ra chuyện không phát âm được bởi quá trình phẫu thuật loại bỏ ổ viêm amidan khỏi vùng họng không hề động đến thanh quản -cơ quan phát âm quan trọng của cơ thể. Tuy nhiên thực tế vẫn có trường hợp trẻ cắt amidan xong bị mất tiếng nhưng là do yếu tố tâm lý, không phải do phẫu thuật”, bác sĩ Tiến cho biết.

Giải thích rõ hơn về vấn đề này, bác sĩ Tiến cho hay sau khi cắt amidan trẻ nhỏ đều được khuyên nên hạn chế nói, ho, hắng giọng nhất là những ngày đầu sau phẫu thuật. Nhiều phụ huynh muốn con mau hồi phục nên “cấm” con nói hoàn toàn. Chính điều này khiến con dễ bị ức chế, nghĩ mình không được nói dẫn đến khó phát âm sau đó. “Thông thường sau cắt amidan trẻ chỉ nên hạn chế nói trong 2 - 3 ngày và sau đó phải luyện âm lại dần đến khi giọng nói bình thường và trong trở lại”, bác sĩ Tiến khuyên.

Nhiều ngộ nhận sai lầm về phẫu thuật cắt amidan

Ngoài hiểu lầm phẫu thuật cắt amidan có thể gây mất tiếng, còn có rất nhiều ngộ nhận sai lầm về phẫu thuật cắt amidan khác, điển hình là:

Amidan là hàng rào miễn dịch, không được cắt bỏ

Bình thường, amidan là những tế bào lympho để bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Ngoài ra, amidan cũng là nơi sản xuất kháng thể IgG rất cần thiết trong miễn dịch. Tuy nhiên, khi bị viêm đi viêm lại nhiều lần, khả năng chống vi khuẩn bị yếu đi do chính các ổ viêm nằm trong amidan. Lúc này, đây lại là nơi khởi phát các đợt viêm vùng họng và cần phải loại bỏ.

Trẻ nhỏ dưới 10 tuổi không được cắt amidan

Nhiều người có suy nghĩ rằng trẻ nhỏ dưới 10 tuổi không được cắt amidan vì sẽ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch nhưng điều này lại không đúng với thực tế.

Theo chia sẻ của bác sĩ Tiến, cắt amidan phải được xem xét theo chỉ định phẫu thuật như viêm mạn tính tái lại trên 5 lần trong năm, viêm amidan gây khó nuốt, khó nói, gây biến chứng viêm tai giữa, viêm phế quản… Độ tuổi chỉ mang tính chất tương đối và không có giới hạn nhất định.

Cắt amidan rất đau, chảy máu nhiều

Phương pháp phẫu thuật cắt amidan hiện đại bằng dao plasma có ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với các phương pháp phẫu thuật cắt amidan truyền thống. Phương pháp này sử dụng sóng năng lượng từ tần số radio để phá hủy các mô bị viêm với nhiệt độ phù hợp, khoảng 65 - 90 độ C nên không gây bỏng. Ngoài ra, dao plasma có thể cắt, đốt và cầm máu dễ dàng ngay trong khi mổ, giảm thiểu tối đa nguy cơ chảy máu, giúp bệnh nhi hầu như không đau đớn.

URL của bản tin này: http://mekongnet.ru/index.php?mod=News&sid=101840
© Mekong News contact: info@mekongnet.ru